Toán 5 | Cơ bản
Kiến thức cần có trước khi học bài này:
- Khái niệm phân số
- Tính chất của phân số
- Quy đồng mẫu số
- So sánh phân số
Khái niệm phân số
Chia hình tròn làm 6 phần:
Tô màu 1 phần:
Phần được tô màu đỏ: chiếm “một phần sáu” hình tròn. Ta viết: $\frac{1}{6}$.
Phần được tô màu xanh: chiếm “hai phần sáu” vòng hình . Ta viết: $\frac{2}{6}$.
Cả hình tròn màu vàng là “sáu phần sáu”. Ta viết: $\frac{6}{6}$.
$\frac{1}{6}, \frac{2}{6},\frac{6}{6}$ là các phân số. Số trên dấu gạch ngang là từ số (các số 1,2,6), số phía dưới là mẫu số (số 6).
Khi tử số lớn hơn mẫu số:
Phần được tô màu tím: chiếm “bảy phần sáu” hình tròn. Ta viết: $\frac{7}{6}$. Tức là nhiều hơn một hình tròn.
Phần được tô màu cam: chiếm “mười hai phần sáu” hình tròn. Ta viết: $\frac{12}{6}$. Tức là bằng hai hình tròn.
Phân số là kết quả của phép chia:
$1:2=\frac{1}{2}$
$9:3=\frac{9}{3}$
Vì số tự nhiên chia cho 1 sẽ bằng chính nó nên số tự nhiên cũng có thể viết kiểu phân số:
$5:1=5$ nên $5=\frac{5}{1}$
$2:1=2$ nên $2=\frac{2}{1}$
Số 1 cũng có thể viết thành nhiều kiểu phân số:
$2:2=1$ nên $1=\frac{2}{2}$
$3:3=1$ nên $1=\frac{3}{3}$
Số 1 cũng có thể viết thành nhiều kiểu phân số:
$0:2=0$ nên $0=\frac{0}{2}$
$0:4=0$ nên $0=\frac{0}{4}$
https://locmv.com/test1-khai-niem-phan-so/
Tính chất của phân số
Nhân:
$\frac{3}{4}=\frac{3\times 5}{4\times 5}=\frac{15}{20}$
$\frac{3}{4}=\frac{3\times 6}{4\times 6}=\frac{18}{24}$
$\frac{6}{9}=\frac{6\times 2}{9\times 2}=\frac{12}{18}$
$\frac{6}{9}=\frac{6\times 3}{9\times 3}=\frac{18}{27}$
Chia:
$\frac{6}{9}=\frac{6:3}{9:3}=\frac{2}{3}$
$\frac{8}{4}=\frac{8:4}{4:4}=\frac{2}{1}$
$\frac{20}{30}=\frac{20:2}{30:2}=\frac{10}{15}$
$\frac{20}{30}=\frac{20:10}{30:10}=\frac{2}{3}$
Quy đồng mẫu số
Là làm cho các phân số trở nên có mẫu số giống nhau.
Quy đồng mẫu số $\frac{2}{3}$ và $\frac{4}{5}$:
Chú ý các mẫu số là 3 và 5
$\frac{2}{3}=\frac{2\times 5}{3\times 5}=\frac{10}{15}$.
$\frac{4}{5}=\frac{4\times 3}{5\times 3}=\frac{12}{15}$.
Các phân số $\frac{10}{15},\frac{12}{15}$ có mẫu số đều là 15.
Quy đồng mẫu số $\frac{2}{6}$ và $\frac{4}{9}$:
Chú ý các mẫu số là 6 và 9
$\frac{2}{6}=\frac{2\times 9}{6\times 9}=\frac{18}{54}$.
$\frac{4}{9}=\frac{4\times 6}{9\times 6}=\frac{24}{54}$.
Các phân số $\frac{18}{54},\frac{24}{54}$ có mẫu số đều là 54.
Quy đồng mẫu số: dùng phép nhân.
Rút gọn phân số: dùng phép chia, có thể chia nhiều lần đến khi không còn chia được nữa.
$\frac{8}{4}=\frac{8:4}{4:4}=\frac{2}{1}$
$\frac{20}{30}=\frac{20:2}{30:2}=\frac{10}{15}$. Vẫn còn chia được nữa:
$\frac{10}{15}=\frac{10:5}{15:5}=\frac{2}{3}$. Hoặc ngay từ đầu có thể làm kiểu:
$\frac{20}{30}=\frac{20:10}{30:10}=\frac{2}{3}$
https://locmv.com/test2-tinh-chat-phan-so/
So sánh phân số
Phần màu đỏ chiếm: $\frac{1}{6}$ hình tròn.
Phần màu xanh chiếm: $\frac{2}{6}$ hình tròn.
Phần màu tím chiếm: $\frac{7}{6}$ hình tròn.
Phần màu cam chiếm: $\frac{12}{6}$ hình tròn.
Ta thấy phần màu cam là to nhất, phần màu đỏ là bé nhất.
Để ý là các phân số có mẫu số giống nhau, phân số nào có tử số càng lớn thì nó càng lớn.
$\frac{12}{6} > \frac{7}{6} > \frac{2}{6} > \frac{1}{6}$.
Làm sao so sánh 2 phân số khác mẫu số?
$\frac{3}{10}$ và $\frac{4}{11}$
Quy đồng mẫu số để chúng có cùng mẫu số:
$\frac{3}{10}=\frac{3\times 11}{10\times 11}=\frac{33}{110}$
$\frac{4}{11}=\frac{4\times 10}{11\times 10}=\frac{40}{110}$.
Vì $\frac{33}{110} < \frac{40}{110}$ nên $\frac{3}{10} < \frac{40}{110}$.
Tiếp theo, thử so sánh $\frac{3}{4}$ và $\frac{5}{7}$.
Quy đồng mẫu số để chúng có cùng mẫu số:
$\frac{3}{4}=\frac{3\times 7}{4\times 7}=\frac{21}{28}$
$\frac{5}{7}=\frac{5\times 4}{7\times 4}=\frac{20}{28}$.
Vì $\frac{21}{28} > \frac{20}{28}$ nên $\frac{3}{4} > \frac{5}{7}$.
Làm sao để so sánh phân số với số tự nhiên?
$\frac{3}{5}$ và 1:
$1=\frac{5}{5}$.
Vì $\frac{3}{5} < \frac{5}{5}$ nên $\frac{3}{5} < 1$.
Tiếp theo, thử so sánh $\frac{5}{2}$ và 1:
$1=\frac{2}{2}$.
Vì $\frac{2}{2}<\frac{5}{2}$ nên $1<\frac{5}{2}$.
Tiếp tục với trường hợp khác là: so sánh $\frac{10}{3}$ và 2
$2=\frac{2}{1}=\frac{2\times 3}{1\times 3}=\frac{6}{3}$
Vì $\frac{10}{3}>\frac{6}{3}$ nên $\frac{10}{3}>2$
https://locmv.com/test3-so-sanh-phan-so/
Phân số thập phân
Là các phân số có mẫu số bằng 10, 100, 1000,…
Ví dụ: $\frac{1}{100},\frac{2}{10},\frac{3}{1000},\frac{4}{100000}$,…
Test4 | Phân số thập phân
Kiến thức cần có trước khi học bài này:
- Cộng, trừ phân số
- Nhân, chia phân số
Cộng phân số
Khi mẫu số giống nhau: chỉ cần cộng tử số
$\frac{3}{7}+\frac{5}{7}=\frac{3+5}{7}=\frac{8}{7}$
$\frac{31}{17}+\frac{5}{17}=\frac{31+5}{17}=\frac{36}{17}$
Khi mẫu số khác nhau: quy đồng để mẫu số giống nhau rồi mới cộng
$\frac{2}{3}+\frac{4}{5}$
Quy đồng mẫu:
$\frac{2}{3}=\frac{2\times 5}{3\times 5}=\frac{10}{15}$
$\frac{4}{5}=\frac{4\times 3}{5\times 3}=\frac{12}{15}$
Thay vào phép tính:
$\frac{2}{3}+\frac{4}{5}=\frac{10}{15}+\frac{12}{15}=\frac{10+12}{15}=\frac{22}{15}$
Tiếp theo, thử tính một phép tính khác:
$\frac{5}{6}+\frac{7}{8}$
Quy đồng mẫu:
$\frac{5}{6}=\frac{5\times 8}{6\times 8}=\frac{40}{48}$
$\frac{7}{8}=\frac{7\times 6}{8\times 6}=\frac{42}{48}$
Thay vào phép tính:
$\frac{5}{6}+\frac{7}{8}=\frac{40}{48}+\frac{42}{48}=\frac{40+42}{48}=\frac{82}{48}$
Trừ phân số
Khi mẫu số giống nhau: chỉ cần trừ các tử số
$\frac{5}{7}-\frac{2}{7}=\frac{5-2}{7}=\frac{3}{7}$
$\frac{31}{17}-\frac{5}{17}=\frac{31-5}{17}=\frac{26}{17}$
Khi mẫu số khác nhau: quy đồng để mẫu số giống nhau rồi mới trừ
$\frac{20}{3}-\frac{4}{5}$
Quy đồng mẫu:
$\frac{20}{3}=\frac{20\times 5}{3\times 5}=\frac{100}{15}$
$\frac{4}{5}=\frac{4\times 3}{5\times 3}=\frac{12}{15}$
Thay vào phép tính:
$\frac{20}{3}-\frac{4}{5}=\frac{100}{15}-\frac{12}{15}=\frac{100-12}{15}=\frac{88}{15}$
Tiếp theo, thử tính một phép tính khác:
$\frac{5}{6}-\frac{3}{8}$
Quy đồng mẫu:
$\frac{5}{6}=\frac{5\times 8}{6\times 8}=\frac{40}{48}$
$\frac{3}{8}=\frac{3\times 6}{8\times 6}=\frac{18}{48}$
Thay vào phép tính:
$\frac{5}{6}-\frac{3}{8}=\frac{40}{48}-\frac{18}{48}=\frac{40-18}{48}=\frac{22}{48}$
Cộng, trừ với số tự nhiên:
Chuyển số tự nhiên sang dạng phân số rồi tính:
$1+\frac{2}{3}=\frac{3}{3}+\frac{2}{3}=\frac{5}{3}$
$2+\frac{3}{4}=\frac{2}{1}+\frac{3}{4}=\frac{2\times 4}{1\times 4}+\frac{3}{4}=\frac{8}{4}+\frac{3}{4}=\frac{11}{4}$
$\frac{5}{6}+3=\frac{5}{6}+\frac{3\times 6}{1\times 6}=\frac{5}{6}+\frac{18}{6}=\frac{23}{6}$
$5-\frac{1}{2}=\frac{5\times 2}{1\times 2}-\frac{1}{2}=\frac{10}{2}-\frac{1}{2}=\frac{10-1}{2}=\frac{9}{2}$
$\frac{10}{3}-2=\frac{10}{3}-\frac{2\times 3}{1\times 3}=\frac{10}{3}-\frac{6}{3}=\frac{4}{3}$
https://locmv.com/test5-cong-tru-phan-so/
Nhân phân số
$\frac{2}{3}\times \frac{4}{5}=\frac{2\times 4}{3\times 5}=\frac{8}{15}$
$\frac{6}{7}\times\frac{8}{9}=\frac{6\times 8}{7\times 9}=\frac{48}{63}$
Nhân với số tự nhiên:
$2\times \frac{3}{4}=\frac{2}{1}\times\frac{3}{4}=\frac{2\times 3}{1\times 4}=\frac{6}{4}$
$\frac{5}{6}\times 3=\frac{5}{6}\times\frac{3}{1}=\frac{5\times 3}{6\times 1}=\frac{15}{6}$
Chia phân số
$\frac{2}{3}:\frac{4}{5}=\frac{2}{3}\times\frac{5}{4}=\frac{2\times 5}{3\times 4}=\frac{10}{12}$
$\frac{6}{7}:\frac{8}{9}=\frac{6}{7}\times\frac{9}{8}=\frac{6\times 9}{7\times 8}=\frac{54}{56}$
Chia với số tự nhiên:
$2:\frac{3}{4}=\frac{2}{1}:\frac{3}{4}=\frac{2}{1}\times\frac{4}{3}=\frac{2\times 4}{1\times 3}=\frac{8}{3}$
$\frac{5}{6}:3=\frac{5}{6}:\frac{3}{1}=\frac{5}{6}\times\frac{1}{3}=\frac{5\times 1}{6\times 3}=\frac{5}{18}$
https://locmv.com/test6-nhan-chia-phan-so/
Hỗn số
Phân số trên trục số
Hỗn số trên trục số
Chuyển hỗn số sang dạng phân số
$2\frac{5}{8}=2+\frac{5}{8}=\frac{2}{1}+{5}{8}=\frac{2\times 8}{1\times 8}+\frac{5}{8}=\frac{16}{8}+\frac{5}{8}=\frac{16+5}{8}=\frac{21}{8}$
$2\frac{1}{3}=\frac{2}{1}+\frac{1}{3}=\frac{2\times 3}{1\times 3}+\frac{1}{3}=\frac{6+1}{3}=\frac{7}{3}$
$4\frac{2}{5}=\frac{4\times 5+2}{5}=\frac{22}{5}$
https://locmv.com/test7-hon-so/
Tính toán hỗn số
$2\frac{1}{3}+4\frac{1}{3}=\frac{2\times 3+1}{3}+\frac{4\times 3+1}{3}=\frac{7}{3}+\frac{13}{3}=\frac{20}{3}$
$9\frac{2}{7}-5\frac{3}{7}=\frac{9\times 7+2}{7}-\frac{5\times 7+3}{7}=\frac{65+38}{7}=\frac{103}{7}$
$2\frac{1}{3}\times 5\frac{1}{4}=\frac{7}{3}\times\frac{21}{4}=\frac{7\times 21}{3\times 4}=\frac{147}{12}$
$8\frac{1}{6}:2\frac{1}{2}=\frac{49}{6}:\frac{5}{2}=\frac{49}{6}\times\frac{2}{5}=\frac{98}{30}$
$2\frac{1}{3}+4\frac{1}{5}=\frac{7}{3}+\frac{21}{5}=\frac{7\times 5}{3\times 5}+\frac{21\times 3}{5\times 3}=\frac{35}{15}+\frac{63}{15}=\frac{98}{15}$
So sánh hỗn số
So sánh $2\frac{1}{3}$ và $1\frac{4}{5}$:
Chuyển sang dạng phân số:
$2\frac{1}{3}=\frac{2\times 3+1}{3}=\frac{7}{3}$
$1\frac{4}{5}=\frac{1\times 5+4}{5}=\frac{9}{5}$
Quy đồng để có mẫu số giống nhau:
$\frac{7}{3}=\frac{7\times 5}{3\times 5}=\frac{35}{15}$
$\frac{9}{5}=\frac{9\times 3}{5\times 3}=\frac{27}{15}$
Vì $\frac{35}{15}>\frac{27}{15}$ nên $2\frac{1}{3}>1\frac{4}{5}$
https://locmv.com/test8-tinh-toan-hon-so/
Dùng phân số để đổi đơn vị
1 m = 10 dm
2 m = 20 dm
3 m = 30 dm
1 dm = $\frac{1}{10}$ m
2 dm = $\frac{2}{10}$ m
3 dm = $\frac{3}{10}$ m
4 dm = $\frac{4}{10}$ m
So sánh m và cm:
1 m = 100 cm
2 m = 200 cm
1 cm = $\frac{1}{100}$ m
2 cm = $\frac{2}{100}$ m
So sánh g và kg:
1 kg = 1000 g
2 kg = 2000 g
1 g = $\frac{1}{1000}$ kg
2 g = $\frac{2}{1000}$ kg
So sánh giờ và phút:
1 giờ = 60 phút
2 giờ = $2\times 60$ phút = 120 phút
3 giờ = 180 phút
4 giờ = 240 phút
1 phút = $\frac{1}{60}$ giờ
2 phút = $\frac{2}{60}$ giờ
3 phút = $\frac{3}{60}$ giờ
4 phút = $\frac{4}{60}$ giờ
Dùng hỗn số để đổi đơn vị
5 m 7 dm = 5 m + $\frac{7}{10}$ m = $5\frac{7}{10}$ m
4 m 37 cm = 4 m + $\frac{37}{100}$ m = $4\frac{37}{100}$ m
Test9 | Dùng hỗn số để đổi đơn vị đo độ dài
Test10 | Dùng hỗn số để đổi đơn vị đo khối lượng
Test11 | Dùng hỗn số để đổi đơn vị đo thời gian
5 Quy tắc chung:
- Nếu hỏi 5m thì tìm 1m, nếu hỏi 10 cái thì tìm 1 cái, nếu hỏi 3 bao thì tìm 1 bao,…
- Nếu cho tổng thì tìm tổng số phần, nếu cho hiệu thì tìm hiệu số phần.
- Xem xét đáp án là tăng lên hay giảm xuống để quyết định dùng phép toán nào.
- Nếu có 1 cái thì có thể tìm 2 cái bằng cách nhân 2, hoặc chia 2; tìm 3 cái thì nhân 3 hoặc chia 3,…
- Nếu gặp phân số thì chủ ngữ có số phần bằng tử số, vị ngữ có số phần bằng mẫu số.
Test12 | Toán đố
Kiến thức cần có trước khi học bài này:
- Đơn vị đo độ dài
Đề ca mét:
1 dam = 10 m
2 dam = 20 m
Héc tô mét:
1 hm = 100 m
2hm = 200 m
1 hm = 10 dam
Đơn vị đo diện tích:
Có số 2 phía sau, vị trí hơi cao một chút.
Ví dụ: $m^2$ đọc là mét vuông.
$dam^2$ đọc là đề ca mét vuông.
$hm^2$ đọc là héc tô mét vuông.
$km^2$ đọc là ki lô mét vuông.
Cách đổi đơn vị diện tích:
Chú ý gấp đôi số lượng số 0.
$1 dam=10 m$ nên $1 dam^2=100 m^2$
$1 hm=100 m$ nên $1 hm^2=10000 m^2$
$1 km=1000 m$ nên $1 km^2=1000 000 m^2$
$1 m = \frac{1}{10} dam$ nên $1 m^2 = \frac{1}{}$